Một cách cơ bản nhất thì sàn gỗ công nghiệp (còn gọi là ván lót sàn công nghiệp) là loại vật liệu được sản xuất bằng công nghệ hiện đại, thông qua việc ép bột gỗ tự nhiên thành các tấm gỗ HDF dùng thay thế loại vât liệu truyền thống trước đây là sàn gỗ tự nhiên.
Cấu tạo cơ bản của sàn gỗ công nghiệp gồm 4 lớp theo thứ tự từ ngoài vào trong gồm: lớp laminate, lớp vân gỗ, lõi HDF, dưới cùng là lớp cân bằng chống ẩm mối.
+ Lớp laminate là lớp phủ bề mặt nằm ở trên cùng có tác dụng giúp chống trầy xước, chống cháy, chống tia cực tím cho sàn gỗ.
+ Lớp vân gỗ nằm dưới lớp phủ được sản xuất mô phỏng theo các hoa văn vân gỗ tự nhiên.
+ lõi HDF là vật liệu chính gồm bột gỗ là chủ yếu và nó góp phần quan trọng quyết định độ bền, khả năng chịu lực của sàn gỗ công nghiệp.
+ Lớp lót dưới cùng giúp chống ẩm, chống mối mọt hiệu quả cho sản phẩm.
Ưu điểm của sàn gỗ công nghiệp
Hiệu quả trang trí: so với vật liệu lót sàn trong nhà phổ biến khác hiện nay là gạch men thì giá bán sàn gỗ công nghiệp tuy cao hơn một chút nhưng về hiệu quả thẩm mỹ thì rõ ràng nó mang lại cho không gian trong phòng sự ấm áp, sang trọng hơn hẳn gạch men.
Độ bền: nếu chọn mua được sản phẩm sàn gỗ công nghiệp loại tốt thì bạn có thể yên tâm về tuổi thọ của chúng có thể lên tới 20 – 25 năm (đối với loại 12 mm) hoặc từ 8 – 15 năm (đối với loại 8 mm) với điều kiện được sử dụng đúng cách. Việc thay mới sàn gỗ khi đã hết thời gian sử dụng hoặc bị hư hỏng nhiều cũng khá dễ dàng.
Mẫu mã đa dạng: nhờ có công nghệ máy móc hiện đại mà giờ đây, các nhà sản xuất có thể đưa ra thị trường những tấm sàn gỗ công nghiệp có vô vàn kiểu hoa văn vân gỗ khác nhau như: vân núi, vân sóng, vân thẳng, vân xoáy, vân nổi, vân chìm, vân mờ,…trông không khác gì vân gỗ tự nhiên và thậm chí là còn phong phú hơn khi người ta có thể tự do tạo ra các loại vân theo ý muốn của mình.
Phân biệt sàn gỗ công nghiệp và sàn gỗ tự nhiên
Như nhiều người đã biết, việc khai thác và chế biến những thân cây gỗ tự nhiên theo một quy trình nhất định sẽ cho ra đời sản phẩm sàn gỗ tự nhiên. Những tấm sàn gỗ này sau khi đã qua xử lý cũng có các đặc tính chống ẩm, chống xước, chống mài mòn,…Chất liệu gỗ tự nhiên để làm ra sản phẩm này thường là loại gỗ có độ bền, độ cứng cao như: gỗ sồi, gỗ thông, gỗ dẻ, gỗ tếch, gỗ pơ – mu, cẩm lai, giáng hương,…
Như vậy, khác biệt lớn nhất là sàn gỗ công nghiệp được làm từ bột gỗ của các loại gỗ nhất định trên ép lại và so với sàn gỗ tự nhiên thì khả năng chịu lực không cao bằng và do vậy độ bền cũng phần nào kém hơn. Nhưng với công nghệ sản xuất hiện đại ngày nay thì độ bền của sàn gỗ công nghiệp vẫn có thể đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng của đa số người dùng, trong khi đó giá thành lại “mềm” hơn so với sàn gỗ tự nhiên.